Có những căn nhà hợp phong thủy khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn thanh thản như được tắm gió xuân; nhưng cũng có những căn phòng mà khi ở bên trong người ta có cảm giác bức bối, khó chịu, đứng ngồi không yên, mà một trong những nguyên nhân là do kết cấu nhà ở không hợp lý gây ra.
Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến quý vị những bí quyết để lựa chọn kiến trúc nhà hợp phong thủy. Phong thủy hay kiến trúc suy cho cùng cũng với mục tiêu kiến tạo cho gia chủ một không gian sống hài hoà, tiện dụng và tương phối với thiên nhiên cảnh quan.
Bí quyết lựa chọn kiến trúc hợp phong thủy
Thái cực phiếm tồn quan
Trong Tứ Minh, Kinh dịch là tư duy cơ bản nhất của người Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc đều tự giác hoặc không tự giác dựa vào Kinh dịch để tự biện sự vật. Tất cả những sự việc gặp phải trong cuộc sống đều yêu cầu “cân bằng tư duy tâm lý, về mặt ý thức có quan điểm cơ bản của Dịch học là “sự cực tắc phản”, “vật cực tốt phản”. Thuyết phong thủy Trung Quốc cũng tuân theo tự duy biện chứng của Dịch học. Quan điểm dịch lý quan trọng nhất cho rằng sự không to nhỏ, vật không to nhỏ, đều là Thái cực. Do đó, thuyết phong thủy cho rằng, mỗi một thành phố, thôn trấn, sân nhà, một kiến trúc nhà ở, một phòng đều là một Thái cực, chỉ có tầng bậc là không giống nhau. Quan điểm này, thực tế đã chứng minh là chính xác. Bố trí kiến trúc nhà ở là xem Thái cực của bản thận nhà ở, cũng là xem Thái cực tổng hợp của kiến trúc. Xuất phát từ quan điểm này, bố cục của một quần thể kiến trúc nên lấy ở nơi địa hình bằng phẳng, Thái cực hoàn chỉnh, nếu không nhất định sẽ có tai họa rình rập.

Ngoài ra, trong thiết kế nhà ở, nhà cũng không nên thiếu góc, đó là điều cấm kỵ lớn của phong thủy. Từ xa xưa, con người đã chịu ảnh hưởng của vũ trụ quan “thiên viên địa phương” (trời tròn đất vuông), nên khi dựng nhà ở, bất kể là tường bao ngoài hay phòng ốc bên trong, phần lớn đều hình vuông.
Trong phong thủy học, nhà ở lấy hình thể vuông vức làm tiêu chí tốt lành. Cũng có nghĩa là, từ vị trí vuông vức mà nhìn, thì nhà ở biểu hiện hình vuông hoặc hình chữ nhật, bốn phía không có góc khuyết, lại đối xứng phải trái, đó là hình dáng nhà ở lý tưởng nhất, nếu là hình hẹp dài (nhà ống) hoặc kỳ hình, dị dạng thì bị coi là không cát tường.
Trường khí vạn hữu quan
Năm yếu tố cơ bản của thuyết phong thủy là long, huyệt, sa, thủy, hướng, bản chất đều là khí. Tìm “long”, bắt “huyệt”, khảo sát “sa”, tìm “thủy”, định hướng, mục đích là tìm ra cát khí thích hợp, tránh hung khí không có lợi cho con người. Khoa học hiện đại đã có những kiểm chứng tiến bộ ban đầu: Con người có trường khí, thực vật có trường khí, động vật có trường khí, kiến trúc có trường khí, giữa vạn vật có trường khí. Một kiến trúc đơn lẻ có thể không quan trọng gì nhưng nó lại là yếu tố cấu thành nên một tổ hợp kiến trúc.
Trường khí đạo dẫn quan
Yếu tố “khí” trong phong thủy là khí thống nhất trong các trường khí: trường khí vũ trụ, trường khí trái đất, trường khí đất, trường khí tổ hợp kiến trúc, trường khí thực vật và trường khí cơ thể người. Mà sự vận hành của trường khí là đến từ hư vô, dừng ở nơi thực, đến chỗ cao, đi chỗ thấp. Hơn nữa, loại trường khí này trong những điều kiện nhất định, trong bộ phận môi trường lại có thể thông qua kiến thức cơ bản của người tăng thêm tác dụng chỉ đạo, dẫn dắt thích hợp. Đó là tính năng động chủ quan của con người trong lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Hai kiến trúc cao tầng mà không gắn kết với nhau, bức bách tất cả trường khí bên ngoài, từ gian giữa xông thẳng vào, sẽ tạo nên “thiên trảm sát” trong phong thủy, tạo thành sát khí trực tiếp xông vào, không có lợi. Do vậy, nếu bố trí kiến trúc có phương hướng không tương xứng, kiến trúc này cách xa các kiến trúc khác, vị trí bố cục tương đối bất hợp lý, giữa những kiến trúc tương đối gần sẽ sinh ra ảnh hưởng tương hỗ, tạo nên hậu quả vô cùng tai hại. Do vậy, khi thiết kế kiến trúc nên dựa vào các quy luật vận hành trường khí để có bố cục hợp lý.
Khi đã vận dụng những bí quyết trên một cách hợp lý thì tức là đã một phần quyết định cho kiến trúc ngôi nhà của bạn dần trở thành tổ ấm thực sự.