Đăng lần đầu tiên vào: 09/18/2020 @ 6:22 am
Có đôi lúc chúng ta đang sinh hoạt bình thường, bỗng nhiên mí mắt nháy, giật liên hồi một cách tự nhiên và vô thức. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao có hiện tượng này và nguyên nhân nào dẫn đến việc mắt giật (hay còn gọi là nháy mắt hoặc máy mắt)? Chúng ta cùng tìm hiểu những bí ẩn đằng sau hiện tượng kỳ lạ này của cơ thể.
Những nguyên nhân dẫn đến nháy, giật mí mắt.
Nếu là nháy mắt sinh học bình thường thì chúng ta không có gì phải quan tâm. Việc nháy mắt hay chớp mắt là hoạt động bình thường của cơ thể. Chúng ta nháy mắt trung bình 12 lần/phút. Hoạt động này giúp đôi mắt giảm mệt mỏi căng thẳng, nó còn bảo vệ đôi mắt ta trước những ngoại tác động như nước mưa, khói bụi hay ánh sáng quá chói. Còn nếu tình trạng nháy mắt liên tục hay giựt mí mắt diễn ra, có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Bạn đang trong tình trạng căng thẳng do công việc
Ngày nay chúng ta làm việc với cường độ cao, luôn phải quan sát đường xá với những người lao động bên ngoài, hay màn hình máy tính, điện thoại đối với nhân viên văn phòng. Do tập trung cao độ, áp lực công việc nên tình trạng căng mắt, mỏi mắt có thể sẽ diễn ra. Nếu bạn bị nháy mắt do căng thẳng, hãy cho đôi mắt nghỉ ngơi 5-10 phút sau mỗi 60 phút làm việc. Vừa bảo vệ đôi mắt, vừa giúp bạn cải thiện sức khoẻ và tiến độ công việc.
Nháy mắt là dấu hiệu cơ thể mệt mỏi hoặc thiếu chất
Nháy mắt, giựt mí mắt cũng là dấu hiệu báo cho bạn biết cơ thể đang mệt mỏi. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi, có thể là một giấc ngủ ngắn để cơ thể hồi phục lại trạng thái tốt nhất.
Khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu.
Khi cơ thể của bạn thiếu chất, cần bổ sung một loại vitamin nào đó, hiện tượng nháy mắt cũng sẽ diễn ra. Lúc này bạn cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi thư giãn. Một số loại vitamin cần bổ sung khi hiện tượng giựt mí mắt diễn ra như:
- Vitamin A: Là một dưỡng chất chống oxy hóa, giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào trong mắt thông qua võng mạc một cách thích hợp nhất. Để bổ sung vitamin A cho mắt cần bổ sung các loại trái cây có màu cam, đỏ như cà chua, cà rốt, quả anh đào đỏ và mận.
- Lycopene: Là một loại carotenoid giúp điều chỉnh các chức năng của mắt và bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do cũng như giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của mắt.
- Vitamin K: Vitamin K không chỉ cần thiết cho cơ thể trong việc cải thiện hệ cơ xương, hỗ trợ quá trình đông máu và duy trì thị lực khỏe mạnh. Có thể tìm thấy vitamin K ở trong rau lá xanh.
- Lutein: Mắt cần nhiều lutein để hoạt động tốt nhất. Nếu như mắt thấp trong giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác.
- Vitamin D: Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi thích hợp giữa canxi và phốt pho – góp phần tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Nếu như thiếu vitamin D có thể dẫn đến các bệnh như còi xương và kém thị lực.
- Beta – Carotene: Vitamin này nếu kết hợp với lutein tạo thành một rào cản chống lại tia cực tím (UV). Bởi tia nắng mặt trời có thể làm hỏng mắt hoặc các biến chứng hoặc nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Vitamin C: Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt. Vitamin này bảo vệ mắt chống đục thủy tinh thể, lão hóa và suy thoái điểm vàng. Khoai lang, bông cải xanh, cải xoăn, cà chua và các loại trái cây có màu đỏ là những nguồn vitamin C tuyệt vời.
- Kẽm: Kẽm giúp duy trì và tăng cường sự khỏe mạnh của các mô mắt. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như gan, sò, thịt đỏ, sữa, men bia, mầm lúa mì… Nhưng không nên bổ sung quá nhiều kẽm vì nó có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể.
- Vitamin E: Vitamin E là một trong những vitamin chính có tác dụng tuyệt vời trong việc chống oxy hóa. Bổ sung vitamin E đều đặn giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thiếu vitamin E có thể gây suy giảm thị lực hoặc tình trạng chuyển động bất thường của mắt.
Bạn đang lo lắng về điều gì đó
Hiện tượng nháy mắt, giựt mắt cũng sẽ xảy đến nếu bạn đang trong trạng thái lo lắng, sốt ruột vì điều gì đó. Có thể là việc học hành, tiền bạc, công việc hay tình cảm. Hãy luôn nhớ giữ tâm trạng và sức khoẻ ở trạng thái tốt để tránh hiện tượng này.
Bạn đang có bệnh lý về mắt
Nháy mí mắt cũng là dấu hiệu báo cho bạn biết bạn đang gặp bệnh lý về mắt, do quá trình làm việc căng thẳng, stress tâm lý có thể dẫn đến những bệnh về mắt như sau:
Các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc… cũng có thể gây nháy mắt. Ngoài ra, còn có các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: Tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh…
Mắt nháy, giật là điềm báo tâm linh?
Theo nghiên cứu của các bộ môn khoa học Tâm linh, hay còn gọi là huyền môn. Hiện tượng nháy mắt có thể là điềm dự báo một sự việc, hiện tượng sắp xảy đến với bạn. Căn cứ theo nháy mắt bên phải hay nháy mắt bên trái, phân biệt Nam và Nữ và được chia theo giờ Can chi mà dự đoán. Bạn có thể tham khảo ở các bài viết dưới đây:
Làm gì khi bị nháy mắt?
-Mọi người cần ngủ đủ 7-8 giờ/ngày để mắt không bị mệt mỏi.
-Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng thần kinh, tránh stress bằng cách tập thể dục thể thao, sắp xếp công việc hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống…
-Khi làm việc căn thẳng, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi một lát, cho đến khi mắt hết tình trạng căng thì mới trở lại công việc.
-Không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà..
-Sử dụng mắt hợp lý. Không để mắt nhìn lâu vào điện thoại, máy tính. Khi nhìn điện thoại, máy tính hay đọc sách, hãy giữ mắt ở khoảng cách tối thiểu 25cm.
-Nếu có các bệnh thiếu máu, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V, cần điều trị tích cực.
[…] Trước tiên, ta phải phân biệt nháy mắt sinh học bình thường và nháy mắt bất thường. Nháy mắt sinh học là hoạt động bình thường của cơ thể, chúng ta nháy mắt khoảng 12 lần mỗi phút, giúp đôi mắt giảm mỏi và chống khói bụi, nước nôi. Còn nháy mắt bất thường là hiện tượng mí mắt giựt liên hồi từ 3 đến 5 lần, và chúng ta không kiểm soát được. Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân tại sao lại nháy mắt. […]